Tình trạng sim Viettel bị khóa 1 chiều, 2 chiều hiện nay khá phổ biến. Khi gặp các trường hợp này bạn hoàn toàn có thể chủ động mở khóa. Vậy cách mở khóa sim Viettel 1 chiều, 2 chiều như thế nào? Cần thủ tục gì để mở khóa.
Có nhiều nguyên nhân khiến sim Viettel đang dùng bị khoá 1 chiều, 2 chiều không thể liên lạc, nhắn tin, gọi thoại chẳng hạn như hết hạn dùng, chưa đăng ký chính chủ với thuê bao trả trước và không thanh toán cước với thuê bao trả sau… Dichvudidong.vn sẽ gợi ý cho bạn những cách mở khóa sim nhanh chóng và chính xác ngay bên dưới. Cùng xem ngay nhé!
Sim Viettel bị khoá 1 chiều, 2 chiều là do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến thuê bao bị khóa chiều. Các nguyên nhân phổ biến đó là:
- Tài khoản hết hạn sử dụng hoặc thuê bao nợ cước quá hạn thanh toán.
- Thuê bao chưa đăng ký thông tin chính chủ.
- Thuê bao bị khóa do nạp thẻ sai 5 lần.
- Thuê bao bị khóa do khóa mã PIN, PUK.
Tùy vào từng nguyên nhân và mức độ bị khóa 1 chiều 2 chiều mà cách xử lý mở khóa sẽ khác nhau. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn hỗ trợ mở khóa ngay dưới đây.
» Xem thêm: Cách báo mất sim Viettel khi mất điện thoại nhanh nhất
Hướng dẫn cách mở khoá sim Viettel bị khoá 1 chiều đơn giản
1. Đối với sim trả sau Viettel
Với sim trả sau thì nguyên nhân bị chặn 1 chiều thường là thuê bao nợ cước quá hạn thanh toán. Trong trường hợp này thì bạn chỉ cần thực hiện thanh toán cước trả sau Viettel là có thể mở khóa thành công.
Cách thanh toán như sau:
- Thanh toán bằng thẻ cào.
- Thanh toán tại cửa hàng Viettel
- Thanh toán trực tuyến.
2. Đối với sim trả trước Viettel
Với sim Viettel trả trước việc bị khóa 1 chiều có thể mở khóa bằng 1 trong những cách dưới đây:
Do tài khoản hết hạn sử dụng |
|
Do thuê bao chưa đăng ký chính chủ | Nếu sim của bạn chưa đúng thông tin chính chủ và bị khóa 1 chiều theo quy định thì có thể mở khóa bằng cách cập nhật thông tin chính chủ sim Viettel. Cách cập nhật như sau:
|
» Chi tiết: Cách cập nhật thông tin chính chủ Viettel online tại nhà
Cách mở chặn 2 chiều sim Viettel MỌI TRƯỜNG HỢP
Khi sim Viettel bị khóa 2 chiều thì tùy vào từng nguyên nhân mà bạn sẽ có những cách mở khóa khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp khoá 2 chiều sẽ không được hỗ trợ trên My Viettel. Tìm hiểu thông tin chi tiết bên dưới nhé!
1. Thuê bao hết hạn, nợ cước bị khóa 2 chiều
Các thuê bao Viettel quá hạn, nợ cước sau khi bị khóa 1 chiều sẽ tiếp tục bị khóa 2 chiều. Các trường hợp bị khóa 2 chiều có thể là::
- Khóa 2 chiều còn trong thời gian giữ số thì bạn có thể thực hiện mở khóa bằng cách: Nạp tiền vào tài khoản trả trước hoặc thanh toán cước trả sau cho thuê bao.
- Bị khóa 2 chiều và tiến hành thu hồi số: Bạn cần liên hệ với tổng đài Viettel để kiểm tra hoặc đến cửa hàng Viettel để làm lại sim.
2. Khóa 2 chiều do không đúng thông tin chính chủ
Thuê bao không đúng thông tin chính chủ và bị khóa 2 chiều thì cách mở chiều duy nhất đó là bạn cần đến cửa hàng Viettel để cập nhật thông tin theo đúng chuẩn:
- Mang theo sim bị khóa + CMND/CCCD đến cửa hàng Viettel bất kỳ.
- Chuẩn bị các thông tin liên lạc trên sim như các số hay liên lạc, tài khoản, lần nạp thẻ gần nhất,…
Thuê bao đã bị khóa 2 chiều sẽ không được hỗ trợ đăng ký chính chủ online. Bạn chỉ có thể đăng ký tại cửa hàng.
» Xem ngay: Cách tìm cửa hàng Viettel gần nhất để được hỗ trợ
3. Sim bị khóa 2 chiều do khóa PIN, khóa PUK
Trường hợp sim bị khóa 2 chiều do khóa mã PIN hoặc PUK thì bạn cần:
- Liên hệ tổng đài để được cấp lại mã PIN. Mã PIN có số lần nhập tối đa là 3 lần.
- Liên hệ tổng đài cấp mã PUK: Cần cung cấp số seri của sim – Mã PUK được nhập tối đa 10 lần.
- Khi nhập PUK quá 10 lần thì tổng đài không cấp lại mã PUK và sim đã bị cháy cần đến cửa hàng Viettel để làm lại sim.
4. Sim bị khóa 2 chiều do bị khóa nạp thẻ:
Trong trường hợp bạn nạp thẻ sai quá 5 lần dẫn đến bị khoá 2 chiều sim thì hãy liên hệ tổng đài Viettel để được hỗ trợ. Bạn hãy gọi vào:
- Tổng đài: 198 (miễn phí)
- Tổn đài tự động: 18008098 (Áp dụng cho sim Viettel, miễn phí)
Trước khi gọi điện lên tổng đài để được hỗ trợ bạn cần chuẩn bị các thông tin như sau: Thông tin đăng ký sim chính chủ (Họ tên, số điện thoại, số CCCD/CCND); Số serial của thẻ cào; thời gian sim bị khoá… Bạn cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tổng đài viên sẽ hỗ trợ mở sim cho bạn.
» Đừng bỏ lỡ: Cách đk 4G sim Viettel thả ga kết nối mạng rẻ nhất
Bài viết vừa hướng dẫn bạn chi tiết về cách mở chặn 1 chiều, 2 chiều trên sim Viettel. Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích giúp bạn luôn mở chặn thành công và đảm bảo kết nối, liên lạc trên sim của mình!
>>> Tin HOT:
- ST60N Viettel là gói gì? Ưu đãi 60GB chỉ 60k?
- Gói cước V90B của Viettel combo data, thoại cực khủng